Thiết kế và chế tạo HMS Ark Royal (91)

Thiết kế

Vào năm 1923, Bộ Hải quân Anh chuẩn bị một chương trình phát triển dài hạn 10 năm trong đó bao gồm một tàu sân bay và 300 máy bay trang bị cho Không lực hạm đội,[1] tuy nhiên, sự suy thoái về kinh tế tiếp theo sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất khiến buộc phải trì hoãn chương trình này. Đến năm 1930, Sir Arthur Johns, người đảm trách bộ phận chế tạo của hải quân, bắt đầu nâng cấp các kế hoạch tàu sân bay này với những kỹ thuật vừa mới được phát triển.[1] Mục đích của ông là gia tăng số lượng máy bay mang theo bằng cách rút ngắn quãng đường cất cánh và hạ cánh nhờ áp dụng móc hãmmáy phóng bằng hơi nước nén. Bằng cách này, có thể tiết kiệm chỗ trên sàn tàu dành để chứa và chuẩn bị máy bay.[1][2] Cùng với việc dùng đến hai tầng hầm làm sàn chứa máy bay, điều này đã cho phép Ark Royal có thể chở theo đến 72 máy bay, cho dù sau đó sự phát triển các kiểu máy bay chiến đấu ngày càng lớn và nặng hơn, nên trong hoạt động thực tế chiếc tàu sân bay chỉ mang 50 đến 60 chiếc.[3] Sàn chứa máy bay được đặt bên trong thân tàu, và được hưởng lợi ích bảo vệ của đai giáp dày 114 mm (4,5 inch).[2] Ba thang nâng được sử dụng để chuyển máy bay từ các sàn chứa lên sàn phóng-đáp.[2]

Sàn đáp của HMS Ark Royal nhô ra phía sau đuôi tàu. Chiều cao đáng kể của con tàu bên trên mặt nước khi so sánh với chiếc tàu kéo bên cạnh.

Một đặc điểm khác là chiều dài và độ cao của sàn đáp. Với chiều dài toàn bộ lên đến 244 m (800 ft), sàn đáp dài hơn thân tàu 36 m (118 ft), khi kích thước của thân tàu bị khống chế bởi chiều dài của các ụ tàu mà Hải quân Hoàng gia đang có tại GibraltarMalta.[2] Vì sàn chứa máy bay được bố trí bên trong thân tàu, sàn đáp nhô lên ở độ cao 20 m (66 ft) so với mực nước.

Các hiệp ước hải quân WashingtonLondon, vốn đặt ra các giới hạn về tải trọng tàu chiến thuộc các cường quốc hải quân trên thế giới, sẽ hết hiệu lực vào cuối năm 1936.[a] Với nguy cơ xảy ra một cuộc chạy đua vũ trang hải quân giữa các nước Anh, Nhật và Ý, Chính phủ Anh theo đuổi sự thỏa thuận về một hiệp ước London thứ hai, bao gồm việc giới hạn trọng lượng rẽ nước tối đa của tàu sân bay ở mức 22.000 tấn.[4] Ark Royal phải được chế tạo trong giới hạn được tiên liệu trước này. Để duy trì trọng lượng nhẹ, lớp vỏ giáp chỉ được sử dụng giới hạn cho đai giáp, các phòng động cơ và hầm đạn; kỹ thuật hàn được sử dụng thay thế cho việc ghép nối bằng đinh tán trên 65% thân tàu giúp giảm bớt trọng lượng thêm 500 tấn.[4] Việc trang bị một sàn đáp bọc thép là không khả thi, vì trọng lượng của chúng sẽ khiến cho Ark Royal vượt quá giới hạn cho phép, trong khi lại làm giảm tầm xa hoạt động và sự ổn định.[4]

Con tàu được trang bị sáu nồi hơi, vận hành ba turbine hộp số Parsons, dẫn động ba trục nối liền với ba chân vịt bằng đồng đường kính 4,9 m (16 ft), dự định đạt đến tốc độ tối đa 55,6 km/h (30 knot).[5][6] Tốc độ đối với chiếc tàu sân bay đóng vai trò quan trọng, bởi vì cùng với máy phóng và dây hãm, Ark Royal phải quay ra hướng gió để phóng hay thu hồi máy bay. Nhằm tránh nguy cơ va chạm với các tàu chiến khác do phải thường xuyên thay đổi hướng đi phù hợp với các hoạt động không lực, Ark Royal phải tách ra khỏi các tàu hộ tống đi cùng, rồi lại bắt kịp chúng sau khi hoàn tất. Hơn nữa, chiếc tàu sân bay không được trang bị vũ khí để đối đầu cùng tàu chiến khác, nên tốc độ là cách để tự bảo vệ khỏi các tàu chiến đối phương.[1]

Chế tạo

HMS Ark Royal ngay sau khi được hạ thủy, cho thấy rõ các thang nâng máy bay trên sàn đáp và các vị trí pháo phòng không trên thân tàu.

Tình hình thế giới diễn biến ngày càng xấu đi vào năm 1933, mà tiêu biểu là việc Đức tái vũ trang và sự bành trướng của Nhật Bản và Ý, đã khiến Anh Quốc phải công bố khoảng kinh phí dành cho việc chế tạo chiếc tàu sân bay trong dự thảo ngân sách năm 1934.[7] Kế hoạch được chấp thuận vào tháng 11 năm 1934, và được chọn thầu vào tháng 2 năm 1935 dành cho hãng Cammell Laird and Company, Ltd., vốn đã tính toán chi phí của thân tàu là 1.496.250 Bảng Anh và phần động cơ chính vào khoảng 500.000 Bảng.[5][8] Tổng chi phí cho con tàu được ước lượng khoảng trên 3 triệu Bảng, khiến cho Ark Royal trở thành chiếc tàu chiến đắt nhất mà Hải quân Anh từng đặt hàng.[9] Việc chế tạo được bắt đầu khi Ark Royal được đặt lườn vào ngày 16 tháng 9 năm 1935.[10]

Ark Royal trải qua gần hai năm trong xưởng đóng tàu trước khi được hạ thủy vào ngày 13 tháng 4 năm 1937, được đỡ đầu bởi Bà Maud Hoare, phu nhân Sir Samuel Hoare, Bộ trưởng Hải quân. Chai champagne đập vào thân chiếc Ark Royal theo truyền thống khi hạ thủy đã không vỡ cho đến lần thứ tư.[11] Chiếc tàu sân bay sau đó còn trải qua một năm để trang bị trước khi giao quyền chỉ huy cho vị thuyền trưởng đầu tiên, Arthur John Power, vào ngày 16 tháng 11 năm 1938, và được đưa ra hoạt động vào ngày 16 tháng 12 năm 1938.[10] Cho dù ban đầu được dự định để hoạt động tại Viễn Đông, những sự kiện diễn ra tại châu Âu trong thời gian chiếc tàu sân bay được chế tạo, bao gồm việc Ý tấn công Abyssinia vào năm 1935 và cuộc Nội chiến Tây Ban Nha năm 1936, đã khiến cho Bộ Hải quân giữ Ark Royal lại để bố trí hoạt động cùng Hạm đội NhàHạm đội Địa Trung Hải.[12] Sau khi được biên chế đầy đủ nhân sự vào cuối năm 1938, Ark Royal tiến hành chạy thử máy, và đạt được tốc độ tối đa cao hơn lý thuyết thiết kế, đến 57,4 km/h (31 knot).[13]

Vũ khí và máy bay phối thuộc

Vũ khí trang bị cho Ark Royal được thiết kế theo nguyên tắc phòng không, khi máy bay đối phương được cho là mối đe dọa chính, trong khi tàu nổi và tàu ngầm có thể vượt qua hoặc đối phó bởi các tàu hộ tống.[6][14] Vũ khí tự vệ chính của nó là mười sáu khẩu pháo phòng không bắn nhanh 4,5 inch bố trí trên tám tháp súng đôi, bốn chiếc mỗi bên thân tàu.[2] Thiết kế nguyên thủy đặt những tháp súng này thấp bên dưới thân, nhưng sau đó bố trí lại ngay bên dưới sàn đáp, giúp gia tăng góc bắn của những tháp pháo.[2] Bốn tháp súng QF 2 Pounder (1,5 inch) tám nòng được bố trí trên sàn đáp, phía trước và phía sau đảo cấu trúc thượng tầng; cùng tám khẩu súng máy cỡ nòng 12,7 mm, bốn nòng được đặt trên các bệ phía trước và phía sau sàn đáp.[15]

Trong suốt thời gian gần ba năm hoạt động ngắn ngủi của Ark Royal, mười sáu phi đội Không lực Hạm đội Anh từng được bố trí hoạt động trên chiếc tàu sân bay này; trung bình có năm phi đội hoạt động đồng thời. Vào giai đoạn mới đưa vào hoạt động, hầu hết các phi đội bố trí trên Ark Royal đều được trang bị kiểu máy bay Blackburn Skua, sử dụng như máy bay tiêm kíchmáy bay ném bom bổ nhào, hoặc kiểu Fairey Swordfish dùng trong trinh sát và phóng ngư lôi. Từ tháng 4 năm 1940, các phi đội trang bị Skua được nâng cấp lên kiểu Fairey Fulmar; và giống như những chiếc tiền nhiệm, được sử dụng như máy bay tiêm kích và máy bay ném bom bổ nhào. Thỉnh thoảng, chiếc tàu sân bay được trang bị kiểu máy bay tiêm kích-ném bom Blackburn Roc (từ tháng 4 năm 1939 đến tháng 10 năm 1940) và máy bay ném bom-ngư lôi Fairey Albacore (trong tháng 10 năm 1941); được sử dụng để tăng cường số lượng máy bay của phi đội.[16] Vào tháng 6 năm 1940, Ark Royal nhận lên tàu Phi đội Không lực Hạm đội 701, một phi đội huấn luyện sử dụng những chiếc thủy phi cơ trinh sát Supermarine Walrus.

Các phi đội từng phục vụ trên HMS Ark Royal
Phi độiKiểu máy bayThời gianGhi chú
800Blackburn Skua Mk. IItháng 1 - 1939 - tháng 4 - 1941Chuyển sang HMS Victorious
810Fairey Swordfish Mk. Itháng 1 - 1939 - tháng 3 - 1941
tháng 5 - 1941 - tháng 9 - 1941
Hoạt động trên HMS Illustrious từ tháng 3 đến tháng 5 - 1941
820Fairey Swordfish Mk. Itháng 1 - 1939 - tháng 6 - 1941-
821Fairey Swordfish Mk. Itháng 1 - 1939 - tháng 4 - 1940Rút khỏi hoạt động sau khi thiệt hại trong trận chiến cùng Scharnhorst
803Blackburn Skua Mk. II
Blackburn Roc Mk. I
tháng 4 - 1939 - tháng 10 - 1940-
818Fairey Swordfish Mk. Itháng 8 - 1939 - tháng 10 - 1939
tháng 6 - 1940 - tháng 7 - 1940
Hoạt động trên HMS Furious và trên đất liền từ tháng 10 - 1939 đến tháng 6 - 1940
801Blackburn Skua Mk. IItháng 4 - 1940 - tháng 5 - 1940Chuyển sang HMS Furious
807Fairey Fulmar Mk. IItháng 4 - 1940 - tháng 11 - 1941Hoạt động trên tàu lúc bị chìm
701Supermarine Walrus Mk. Itháng 6 - 1940Phi đội huấn luyện
808Fairey Fulmar Mk. IItháng 9 - 1940 - tháng 11 - 1941Hoạt động trên tàu lúc bị chìm
821XFairey Swordfish Mk. Itháng 12 - 1940 - tháng 1 - 1941Từ lực lượng còn sống sót của Phi đội 821, sau đó được sáp nhập vào Phi đội 815
800YFairey Fulmar Mk. Itháng 6 - 1941Một phần lực lượng của Phi đội 800
825Fairey Swordfish Mk. Itháng 6 - 1941 - tháng 11 - 1941Hoạt động trên tàu lúc bị chìm
816Fairey Swordfish Mk. Itháng 7 - 1941 - tháng 11 - 1941Hoạt động trên tàu lúc bị chìm
812Fairey Swordfish Mk. Itháng 9 - 1941 - tháng 11 - 1941Hoạt động trên tàu lúc bị chìm
828Fairey Swordfish Mk. I
Fairey Albacore Mk. I
tháng 10 - 1941Chuyển sang Malta